Vietnam Aviation
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Cơ hội để trở thành Kiểm soát viên không lưu - một nghề có thu nhập cao

Go down

Cơ hội để trở thành Kiểm soát viên không lưu - một nghề có thu nhập cao Empty Cơ hội để trở thành Kiểm soát viên không lưu - một nghề có thu nhập cao

Bài gửi by Admin Mon Oct 01, 2018 12:27 pm

Ngày nay, sử dụng máy bay làm phương tiện đi lại đã trở nên phổ biến do các ưu thế về thời gian, sự an toàn và thuận tiện mà ngành vận tải này mang lại. Vậy làm thế nào tàu bay có thể biết chính xác vị trí của mình trong khi bay mà không bị “lạc” đường? Trong trường hợp nhiều tàu bay đến sân bay hạ cánh cùng một thời điểm mà không bị trùng nhau và không xảy ra va chạm? Đối với giao thông đường bộ, người ta sử dụng hệ thống đèn tín hiệu, lực lượng cảnh sát giao thông để điều phối các phương tiện ôtô, xe máy, xe đạp, người đi bộ. Còn việc đảm bảo an toàn giao thông đường không thì sao? Để đảm bảo điều này, chuyến bay phải có sự phối hợp, liên kết từ nhiều bộ phận, trong đó dịch vụ không lưu là dịch vụ đóng rất vai trò quan trọng để chuyến bay được an toàn - điều hòa - hiệu quả.

Dịch vụ không lưu bao gồm: dịch vụ Thông báo bay, dịch vụ Điều hành bay, dịch vụ báo động, dịch vụ tư vấn không lưu.
Dịch vụ Điều hành bay được chia thành 04 phần: Dịch vụ kiểm soát mặt đất (GCU), Dịch vụ kiểm soát tại sân bay (TWR), Dịch vụ kiểm soát tiếp cận (APP) và Dịch vụ kiểm soát đường dài (ACC). Mỗi dịch vụ điều hành bay đều có các cơ sở điều hành bay tương ứng như: Dịch vụ kiểm soát mặt đất - Bộ phận kiểm soát mặt đất; Dịch vụ kiểm soát tại sân bay - Đài kiểm soát tại sân bay; Dịch vụ kiểm soát tiếp cận - Cơ sở kiểm soát tiếp cận; Dịch vụ kiểm soát đường dài - Cơ sở kiểm soát đường dài.

Làm việc tại cơ sở điều hành bay là các kiểm soát viên không lưu, hay chúng ta thường gọi vui với nhau là “các cảnh sát giao thông trên không”. Vậy Kiểm soát viên không lưu - Họ làm những gì? Bạn biết rằng, người trực tiếp điều khiển máy bay, đảm bảo an toàn cho chuyến bay là phi công. Người hướng dẫn, phục vụ hành khách trên chuyến bay là tiếp viên hàng không, còn kiểm soát viên không lưu là người chỉ huy, điều hành, đảm bảo an toàn bay cho tất cả các chuyến bay. Kiểm soát viên không lưu chịu trách nhiệm chỉ huy tàu bay từ khi tàu bay nổ máy tại sân đỗ cho đến khi tàu bay hạ cánh, lăn vào vị trí đỗ. Họ phải đảm bảo an toàn khi lưu thông, ngăn ngừa va chạm cho toàn giữa các tàu bay, giữa các tàu bay với các chướng ngại vật trên khu hoạt động tại sân bay. Hiện nay, với lưu lượng chuyến bay ngày một lớn đòi hỏi người kiểm soát không lưu phải điều hành các chuyến bay hợp lý để tạo ra hiệu quả cao nhất. Đối với các sân bay chỉ phục vụ cho mục đích dân sự, công việc đã không đơn giản thì với những sân bay sử dụng cho cả quân sự lẫn dân sự, công việc của kiểm soát viên lại càng phức tạp hơn.
Chi tiết tại: http://vatm.vn/stco-hoi-de-tro-thanh-kiem-soat-vien-khong-luu-mot-nghe-co-thu-nhap-cao-st837.html
Cơ hội để trở thành Kiểm soát viên không lưu - một nghề có thu nhập cao Thu-nh10
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 128
Join date : 26/09/2018

https://vietnamaviation.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết